![]() |
Những ngày vừa qua, Ngọc Hà tất bật chuẩn bị cho đám cưới nên có phần hơi sút cân. Mặc dù vậy, khi xuất hiện tại buổi thử áo dài cô vẫn cuốn hút với thần thái xinh đẹp, rạng rỡ. |
![]() |
Được biết trong lễ ăn hỏi vào ngày 2/1 tới đây, Ngọc Hà lựa chọn bộ áo dài màu đỏ duyên dáng và nền nã. |
![]() |
Sở hữu vẻ đẹp duyên dáng và từng tham gia thi sắc đẹp nên bạn gái của NSND Công Lý rất xinh đẹp khi khoác lên mình tà áo dài truyền thống. Cô chia sẻ những ngày cuối năm, NSND Công Lý bận rộn với rất nhiều công việc ở nhà hát nên cô chủ động chuẩn bị mọi thứ cho hôn lễ sắp tới. |
![]() |
Được biết, hôn lễ của Ngọc Hà và NSND Công Lý sẽ diễn ra vào chiều tối ngày 2/1 tại khách sạn ở Hà Nội. Trước đó vào buổi chiều sẽ diễn ra lễ ăn hỏi và rước dâu tại nhà gái. |
![]() |
Trước đó, theo chia sẻ từ phía NSND Công Lý, anh và vợ chưa cưới đang chuẩn bị và dành nhiều tâm sức cho đám cưới. Mọi thứ đều chỉn chu, hợp lý và không khoa trương. "Kế hoạch đám cưới đã đặt ra từ lâu nhưng vì dịch Covid -19 nên thời điểm này mới quyết định công bố thông tin đến báo giới và truyền thông" - NSND Công Lý cho biết. |
![]() |
Cũng theo phía NSND Công Lý, những yêu cầu của vợ cho đám cưới sắp tới đều được anh đồng ý và chiều theo. |
![]() |
Có nhiều khách mời là người nổi tiếng - bạn bè của cô dâu, chú rể sẽ tới tham dự đám cưới như ca sĩ Hoàng Thùy Linh, diễn viên Hồng Diễm, MC Thái Dũng cùng dàn nghệ sĩ Táo Quân như Quang Thắng, Vân Dung... |
Hà Lan
Bạn thân của NSND Công Lý, diễn viên Quốc Quân - Lân "Sứa" của phim Người phán xử, nói anh "biết ngày này sẽ đến nhưng vẫn bất ngờ".
" alt=""/>Bạn gái kém 15 tuổi của NSND Công Lý xinh đẹp đi thử áo dài cướiTrong nhiệm kỳ mới, VNISA phía Nam định hướng tiếp tục thực hiện xây dựng và phát triển lĩnh vực an toàn thông tin ở Việt Nam, góp phần đảm bảo an toàn thông tin, tạo sự ổn định trong xã hội; đồng thời, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của một tổ chức xã hội nghề nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính.
VNISA phía Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan bảo vệ luật pháp, cơ quan phòng chống tội phạm công nghệ cao để cùng chia sẻ thông tin, kiến thức an toàn thông tin và hỗ trợ hoạt động phòng chống tội phạm công nghệ cao, bảo vệ lợi ích chính đáng của các tổ chức, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng sẽ kết hợp với Sở TT&TT TP.HCM trong hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tham quan tìm hiểu kinh nghiệm tại các nước tiên tiến có trình độ phát triển và kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thông tin.
H.A.H
Tiêu chuẩn dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng vừa được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) ban hành nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ này tại Việt Nam.
" alt=""/>VNISA phía Nam định hướng hoạt động an toàn thông tin 5 năm tớiĐâu là những chuyển dịch lớn của ngành viễn thông thế giới trong năm 2024 và những năm tiếp theo?
Ông Jamie Jefferies: Các siêu xu hướng trong ngành viễn thông có thể chia thành 3 loại chính. Đầu tiên là AI. Người ta sẽ sử dụng AI để nâng cao hiệu suất kinh doanh và khả năng dự báo, đẩy nhanh tốc độ ra quyết định. Điều này giúp giảm chi phí, nâng cao khả năng bảo mật và tạo ra những hiểu biết tốt hơn về môi trường kinh doanh. Siêu xu hướng thứ 2 là kết nối mạng đám mây. Các doanh nghiệp sẽ chuyển dữ liệu của mình lên đám mây và sử dụng trên đó. Điều này tạo ra nhu cầu rất lớn về mạng, các trung tâm dữ liệu và cơ chế phân phối dữ liệu. Các trung tâm dữ liệu lõi sẽ dần dần chuyển dịch và được đưa sang phần biên của mạng, phục vụ cho những ứng dụng có yêu cầu về độ trễ thấp, ví dụ như ứng dụng thực tại ảo. Siêu xu hướng thứ 3 là sự xuất hiện của các công ty mới, khai thác và sử dụng tất cả các công nghệ hiện có để tạo ra những ứng dụng, trải nghiệm người dùng mới. Đó chỉ là phần đỉnh của tảng băng thôi và trong thời gian tới chúng ta không thể biết hết được còn có những gì bên dưới.
Các nhà mạng Việt Nam hiện có xu hướng chuyển mình thành các công ty công nghệ. Liệu đây có phải là xu hướng chung của các nhà mạng trên thế giới?
Ông Jamie Jefferies: Chắc chắn rồi. Chúng ta đã nhìn thấy sự dịch chuyển này trong một vài năm qua. Các công ty viễn thông đã đầu tư vào các hoạt động kinh doanh hoặc các doanh nghiệp lân cận, gần với hoạt động chính của họ. Ví dụ như mảng nội dung, truyền thông, tự động hóa, ô tô, hoặc các hoạt động có yêu cầu đến việc phân tích. Nhưng còn có 1 xu hướng khác nữa là nhiều công ty quay ngược sự chú ý vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi ban đầu của mình, tức là sở hữu và vận hành mạng. Những mạng lưới đó giờ trở thành hạ tầng nền tảng để hỗ trợ các ứng dụng số của nền kinh tế và doanh nghiệp. Đó phải là một mạng lưới có khả năng thích ứng, mở rộng, ổn định và có khả năng dự báo.
Nhiều nước đã phát triển các ứng dụng 5G để chuyển đổi số các ngành công nghiệp. Việt Nam có thể học hỏi gì để tự phát triển các ứng dụng 5G?
Ông Jamie Jefferies:Các nhà mạng Việt Nam có thể đánh giá, phân loại ứng dụng 5G theo các ngành sản xuất chế biến, tài chính, bán lẻ, ngân hàng,... từ đó sinh ra rất nhiều kịch bản sử dụng như đường truyền an toàn cho Chính phủ, quản lý lưu lượng giao thông… Trong y tế, các kịch bản sử dụng 5G sẽ liên quan đến việc truyền dẫn thông tin, dữ liệu có kích thước lớn, nhạy cảm, cần đường truyền tốc độ cao, độ trễ thấp. Trong nông nghiệp, đó có thể là các ứng dụng liên quan tới phân tích nông nghiệp, thông tin về các loại cây trồng. Trong ngành giải trí, nội dung, khi có một sự kiện thể thao lớn, chúng ta sẽ cần có ứng dụng giúp các mạng viễn thông tự điều chỉnh, từ đó hỗ trợ việc tăng lưu lượng đột biến ở những khu vực tập trung đông người. Một ứng dụng khác nữa là hội tụ giữa cố định và di động. Tức là có thể sử dụng công nghệ di động 5G để cung cấp các kết nối băng rộng giống như là đường cố định.
Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy sự ra đời của các ứng dụng dùng cho 5G?
Ông Jamie Jefferies: Tạo ra thêm các kịch bản sử dụng là thách thức mà rất nhiều nước gặp phải khi các chính phủ thúc đẩy việc triển khai các công nghệ mạng mới có tốc độ cao, dung lượng lớn. Cùng với việc triển khai 5G, các nhà mạng sẽ phải có phương án sử dụng, đồng thời cân đối giữa doanh thu từ thuê bao và khả năng kiếm về các khoản doanh thu từ những trường hợp sử dụng khác. Chính phủ có thể đóng góp một vai trò trong câu chuyện này bằng việc đưa ra các biện pháp thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tự phát triển các ứng dụng 5G. Ví dụ như miễn giảm thuế, khuyến khích đầu tư, phát triển các năng lực và kỹ năng vận hành mạng. Chúng tôi cũng nhìn thấy sự việc tương tự ở các nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, ở châu Âu là Anh và Đức. Chính phủ các nước đó đều có biện pháp nhằm hỗ trợ cho các công ty đầu tư vào công nghệ.
Điều mà Việt Nam quan tâm là làm sao đưa ra được một tiêu chuẩn để thúc đẩy chất lượng mạng 5G. Ông có thể đưa ra một lời khuyên gì cho tiêu chuẩn chất lượng mạng 5G hay không?
Ông Jamie Jefferies: Về cơ bản, để đảm bảo chất lượng, các nhà mạng Việt Nam có thể cân nhắc việc vận hành một môi trường mở với nhiều nhà cung cấp. Đảm bảo cơ sở hạ tầng bên dưới tốt. Cơ sở hạ tầng viễn thông phải có khả năng hỗ trợ sự bùng nổ về băng thông và dung lượng. Nhìn chung, chính phủ Việt Nam có thể đặt ra các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng mạng lưới tốt, ổn định, có khả năng mở rộng và vận hành với chi phí thấp. Công nghệ 5G đòi hỏi một mạng viễn thông có quy mô lớn với mật độ rất cao. Do đó, tự động hóa và đơn giản hóa mạng rất quan trọng. Tức là nhìn từ quan điểm mạng lưới, mạng càng đơn giản, càng tự động thì chất lượng càng tốt.
Cảm ơn ông!
" alt=""/>Việt Nam có thể khuyến khích nhà mạng tự phát triển ứng dụng 5G